Đồng là gì? Tính chất và ứng dụng của đồng

Đồng là gì? Tính chất và ứng dụng của đồng

Đồng được biết đến là một kim loại phổ biến, có ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành hàng và hiện hữu trong các mặt của đời sống. Vậy đồng là gì? Hôm nay, Vimi sẽ cung cấp toàn bộ các kiến thức liên quan tới kim loại này. Các bạn cùng theo dõi dưới đây nhé!

1. Đồng là gì? Hợp kim của đồng là gì?

Đồng là gì? Hợp kim của đồng là gì?

Ảnh: Đồng là gì?

Đồng (kí hiệu: Cu) là nguyên tố trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Nó được biết đến là một trong số ít những kim loại được tìm thấy trong tự nhiên có thể sử dụng trực tiếp được thay vì khai thác từ quặng.

Đồng được tìm thấy từ bao giờ? Theo các nghiên cứu cho thấy kim loại này được con người sử dụng từ khoảng 8000 năm TCN. Nó thiết lập một loạt các kỉ lục: là kim loại đầu tiên được nung chảy từ quặng khoảng 5000 năm TCN, kim loại đầu tiên được đúc thành khối khoảng 4000 năm TCN, cũng là kim loại đầu tiên được tạo thành hợp kim với các loại khác.

Kim loại đồng được phân loại thành đồng đỏ và hợp kim đồng:

  • Đồng đỏ là đồng nguyên chất, rất mềm dẻo, độ bền cao. Độ dẫn điện và dẫn nhiệt của nó tốt hơn so với các hợp kim của kim loại này.
  • Hợp kim của đồng là khái niệm chỉ những vật liệu được hợp kim hóa bởi nguyên tố cơ sở là Cu và các nguyên tố hóa học khác. Các nguyên tố hóa học đó có thể là: Zn, Sn, Al, Si,… Sự góp mặt của nhiều kim loại và á kim ấy làm đa dạng các hợp kim của Cu. Một số hợp kim Cu phổ biến phải kể đến như là: đồng thiếc, đồng thau và đồng nhôm.

2. Tính chất của đồng và hợp kim của chúng

2.1 Tính chất của kim loại đồng là gì?

Tính chất của kim loại đồng là gì?

Tính chất vật lý

– Là kim loại có màu đỏ nâu, bền dẻo nhất nên rất dễ kéo dợi hay dát mỏng.

– Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt (sau Ag)

– Khối lượng riêng 8,98 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 1084,62 độ C

Tính chất hóa học

Cu có tính khử yếu

– Tác dụng với phi kim

  • Tác dụng với Oxi: 2Cu + O2 → 2CuO (trong điều kiện nhiệt độ 800-1000 độ C sinh ra Cu2O)
  • Tác dụng với Clo: Cu + Cl2 → CuCl2

– Tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc, nóng → muối + khí + nước

  • Cu + 4HNO3 đặc, nóng → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
  • Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O

– Tác dụng với dung dịch muối → muối mới + kim loại mới

( Lưu ý: chỉ khử được ion kim loại đứng sau nó trong dung dịch muối)

  • Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

2.2 Tính chất của hợp kim đồng là gì?

Một số hợp kim phổ biến của đồng:

  • Đồng thiếc: là hợp kim của Cu với Sn. Nó có màu nâu, có ánh kim, tăng cao độ bền và độ dẻo, chống ăn mòn cao
  • Đồng thau: là hợp kim của Cu với Zn. Hợp kim này có màu vàng (khá giống màu của Au), sáng bóng trong điều kiện bình thường.
  • Đồng nhôm, silic hay beryli đều có ánh kim và có tính cơ khí tốt hơn so với hợp kim của đồng và thiếc

3. Điều chế đồng

Đồng là gì? Điều chế đồng như thế nào?

Phản ứng trong quá trình điều chế:

  • 2Cu2S + 3O2 → 2Cu2O + 2SO2
  • 2Cu2O → 4Cu + O2 (phản ứng xảy ra trong điều kiện nhiệt độ cao)

4. Ứng dụng của đồng và hợp kim của chúng

Bên trên chúng ta đã tìm hiểu được đồng là gì? Vậy nó được ứng dụng như thế nào trong thực tế?

Kim loại này được phát hiện sớm và được sử dụng từ khoảng 8000 năm TCN. Cho đến nay, nó vẫn năm giữ một vai trò quan trọng và được sử dụng trong rất nhiều ngành sản xuất. Dưới đây là một số ứng dụng của đồng, các bạn tham khảo nhé!

  • Nhờ tính mềm dẻo, dễ dát mỏng, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nên Cu được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất điện: sản xuất lõi dây điện, que hàn, các chất bán dẫn,…

Ứng dụng của đồng và hợp kim của chúng

Ảnh: Ứng dụng của đồng trong ngành sản xuất điện

  • Trong ngành xây dựng: là nguyên liệu để sản xuất các ống thủy lợi, động cơ hơi nước,…
  • Trong ngành giao thông vận tải: là nguyên liệu sản xuất các bộ phận tàu thuyền
  • Cu có trong nhiều đồ gia dụng, trang trí trong gia đình
  • Sử dụng trong các loại nhạc cụ
  • Là vật liệu cho một số công trình hay các đồ dùng trang trí, đồ mĩ nghệ,…

Có thể nói, đồng và hợp kim của chúng được ứng dụng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống. Nó đóng vai trò là nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành sản xuất

5. Lời kết

Trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan tới đồnghợp kim của đồng. Rất mong những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn.

Nếu quan tâm đến chủ đề Lưu lượng là gì? Phương pháp đo lưu lượng các bạn ấn vào link để tham khảo nhé! Cảm ơn các bạn đã đọc!

5/5 - (1 bình chọn)

Hotline

Mr. Đạo
Mr. Đạo 0972881852
Liên hệ
"