Thuật ngữ “lưu lượng” xuất hiện khá nhiều trong cuộc sống của chúng ta, từ các bản tin thời tiết hay các trang tin về giải trí. Nhưng không phải ai cũng biết, thuật ngữ này cũng được sử dụng nhiều ở các lĩnh vực khác như công nghệ thông tin, xây dựng,… Bài viết dưới đây Vimi sẽ giải thích cho các bạn “lưu lượng là gì?”. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục
- 1 1. Tìm hiểu chung
- 2 2. Công thức tính lưu lượng là gì?
- 3 3. Đo lưu lượng trên thực tế
- 3.1 3.1 Các phương pháp đo lưu lượng
- 3.1.1 Phương pháp chênh áp
- 3.1.2 Phương pháp đo theo nguyên lý chiếm chỗ
- 3.1.3 Phương pháp đo theo nguyên lý turbine
- 3.1.4 Phương pháp đo theo nguyên lý điện từ
- 3.1.5 Phương pháp đo theo nguyên lý Vortex
- 3.1.6 Phương pháp đo theo nguyên lý siêu âm
- 3.1.7 Phương pháp đo theo nguyên lý gia nhiệt
- 3.1.8 Phương pháp đo theo nguyên lý Coriolis
- 3.2 3.2 Thiết bị đo lưu lượng là gì? Cách lựa chọn thiết bị đo
- 3.1 3.1 Các phương pháp đo lưu lượng
1. Tìm hiểu chung
1.1 Lưu lượng là gì?
Ảnh: Lưu lượng là gì?
Lưu lượng (tiếng Anh là Flow) là thuật ngữ chỉ một lượng dòng chảy vật chất tại một thời điểm và trong một khoảng thời gian nhất định. Hiểu đơn giản thì từ lưu trong lưu thông, lượng trong số lượng.
Lưu lượng có thể dùng để đo: chất lỏng, khí, hơi,… Đây là đại lượng quan trọng trong các nhà máy sản xuất hóa chất, các hệ thống thủy lực,…
1.2 Một số khái niệm lưu lượng phổ biến
Hiểu được lưu lượng là gì, tuy nhiên các bạn đã biết đến các loại lưu lượng phổ biến chưa? Dưới đây là các khái niệm lưu lượng sau được sử dụng nhiều:
Lưu lượng nước
Đây là thuật ngữ được dùng nhiều trong ngành vật lý và kỹ thuật. Nó chỉ một lượng nước/ thể tích nước đi qua mặt cắt trong một đơn vị thời gian. Hoạt động này được ứng dụng nhằm tính toán phục vụ ngành thủy lợi. Xác định mức nước sử dụng hay tiêu thụ và đánh giá hiệu quả.
Lưu lượng sông
Tương tự với nước hay các chất lỏng khác, đại lượng này dùng để chỉ thể tích nước chảy qua mặt cắt của dòng sông tại một địa điểm và trong một khoảng thời gian nhất định. Thông số này được sử dụng nhằm xây dựng biểu đồ ngập lụt, dự đoán và lên kế hoạch phòng chống, di tản chống lũ.
Lưu lượng mưa
Khái niệm này chỉ lượng nước mưa đo tại một địa điểm. Nó thể hiện chiều dày lượng nước mưa khi rơi xuống ở một địa điểm trong 1 khoảng thời gian. Hoạt động đo lượng mưa được ứng dụng trong ngành khí tượng thủy văn. Thông qua các thiết bị, hoàn toàn có thể đo và so sánh lượng mưa ở các thời điểm với nhau.
Lưu lượng data:
Lưu lượng data là thuật ngữ chỉ mức dữ liệu di động nhất định được cung cấp bởi các nhà mạng. Data dùng để truy cập internet trên điện thoại thông minh.
Lưu lượng tim (cung lượng tim)
Khái niệm này chỉ lượng máu mà tim bơm đi trong một thời gian nhất định. Đối với đo cung lượng tim, thông thường thời gian được tính theo phút.
Lưu lượng khí nén/ hơi
Là lượng khí nén/ hơi đi qua ống dẫn trong một khoảng thời gian. Thông số trên hỗ trợ hoạt động thiết kế và vận hành hệ thống được chính xác. Trả lời cho các câu hỏi như: Sử dụng năng lượng bao nhiêu là phù hợp? Mức hơi nóng hay lượng khí tiêu thụ là bao nhiêu?…
2. Công thức tính lưu lượng là gì?
2.1 Đối với chất lỏng
Chất lỏng thường được đo qua đường ống, kênh kín hoặc hở. Công thức đo lưu lượng dòng chảy như sau:
Q = V x A
Trong đó:
- Q: lưu lượng chất lỏng/ dòng chảy
- V: vận tốc dòng chảy
- A: tiết diện của ống dẫn
Ngoài ra, có thể xây dựng công thức dựa trên định nghĩa về giới hạn dòng chảy.
Q = dV / dt
Trong đó:
- Q: lưu lượng chất lỏng/ dòng chảy
- V: thể tích chất lỏng
- t: thời gian
2.2 Đối với khí nén
Khí nén thường được chứa trong các thiết bị như: đường ống, bình chứa khí,… Ta có công thức tính như sau:
Q = ((P2 – P1)/P0) x (V/T)
Trong đó:
- Q: lưu lượng khí nén (m3/phút)
- P2: áp suất đo được sau 1 khoảng thời gian (kg/cm2)
- P1: áp suất ban đầu (kg/cm2)
- P0: áp suất tuyệt đối của khí quyển (kg/cm2)
- V: thể tích thiết bị chứa khí nén
- T: thời gian máy chạy từ P1-P2 (Min)
2.3 Tính lưu lượng gió
Q = Tg/N
Trong đó:
- Q: lưu lượng gió cần tính
- Tg: tổng lượng không khí cần dùng
- N: số lượng thiết bị cần dùng đến gió
Lưu ý: Tùy quốc gia và khu vực khác nhau có thể sử dụng đơn vị đo khác nhau. Đơn vị đo được sử dụng thường gặp ở Việt Nam là:
- Lưu lượng nước và gió: m3/h
- Lưu lượng khí nén: Nm3/s
- Lưu lượng data: byte, kilobyte, megabyte.
Nội dung trên giúp các bạn đã biết các công thức tính lưu lượng là gì rồi, vậy đo lưu lượng trên thực tế như thế nào? Cùng tham khảo dưới đây nhé!
3. Đo lưu lượng trên thực tế
3.1 Các phương pháp đo lưu lượng
Phương pháp chênh áp
Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp quá trình.
Ưu điểm: chỉ cần dùng chung một loại cảm biến áp lực. Không những thế, phương pháp này dễ dàng trong lắp đặt, bảo trì với độ ổn định cao mà giá thành lại rẻ. Để kết quả đo được chính xác nhất cần tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật trong việc lắp đặt điểm lấy áp suất. Sử dụng được cho chất lỏng nhiều cặn và dạng vữa.
Nhược điểm: đoạn ống được sử dụng phải là ống thẳng.
Phương pháp đo theo nguyên lý chiếm chỗ
Ưu điểm: Độ thích ứng và chính xác cao. Đo được cả những chất lỏng nặng và có độ nhớt cao. Có nhiều kích cỡ linh hoạt
Nhược điểm: Khó khăn trong lắp đặt, bảo trì do các thiết bị thay thế cần phải tương thích với các thiết bị đang sử dụng. Cần phải dùng bộ lọc và có xảy ra sự hao mòn cơ khí sau khoảng thời gian sử dụng.
Phương pháp đo theo nguyên lý turbine
Ưu điểm: có thể đo được mức lưu lượng nhỏ hoặc rất lớn với độ chính xác cao. Có sự thích ứng phù hợp với khoảng thay đổi nhiệt độ, áp suất lớn.
Nhược điểm: dễ bị hao mòn và hư hỏng nếu không sử dụng đúng cách hoặc bảo trì thường xuyên. Độ thích ứng bị ảnh hưởng xấu khi chất lỏng có độ nhớt cao và mật độ thấp. Sử dụng phương pháp này cần lắp đặt bộ lọc loại bỏ rác thải. Giá thành khi sử dụng phương pháp này cũng khá cao
Phương pháp đo theo nguyên lý điện từ
Phương pháp này thực sự phù hợp với bạn nếu bạn cần một phép đo chính xác.
Ưu điểm: Độ chính xác và độ thích ứng cao. Chỉ phụ thuộc bởi vận tốc của dòng lưu chất vào mà không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Mức chênh áp nhỏ và có thể đo được bằng cả 2 chiều.
Nhược điểm: phụ thuộc vào dòng lưu chất, yêu cầu lưu chất phải dẫn điện với độ dẫn xác định. Khó sử dụng và cần bảo dưỡng thường xuyên
Phương pháp đo theo nguyên lý Vortex
Đồng hồ đo lưu lượng theo nguyên lý Vortex sử dụng cho các chất lỏng và khí không nhớt trong đường ống có kích thước hạn chế
Ưu điểm: Độ tin cậy và độ thích ứng cao giúp đo được nhiều loại lưu chất. Ngòai ra, tín hiệu truyền ra tuyến tính nên có thể dùng nó để truyền tín hiệu.
Nhược điểm: Không đo được các chất lỏng nhớt và đặc, phải sử dụng đến tấm lọc
Phương pháp đo theo nguyên lý siêu âm
Phương pháp này sử dụng nguyên lý sóng siêu âm, có thể đo độ chênh lệch tần số siêu âm hoặc độ chênh lệch thời gian.
Ưu điểm: đây cũng là phương pháp đo có độ chính xác cao. Ngoài ra, thiết bị đo dễ tháo lắp giúp thuận tiện lắp đặt và bảo dưỡng.
Nhược điểm: đường ống bị lắng cặn hoặc lưu chất là chất rắn sẽ dẫn tới kết quả đo thiếu chính xác
Phương pháp đo theo nguyên lý gia nhiệt
Phương pháp này thường được sử dụng trong các hệ thống máy công suất lớn. Ví dụ như: ứng dụng trong hệ thống dầu tuần hoàn
Có thể thực hiện phương pháp này theo 2 cách sau:
- Đặt 1 nguồn nhiệt vào lưu chất, đồng thời đảm bảo không có thay đổi nhiệt độ chênh lệch giữa 2 điểm
- Đặt 1 nhiệt lượng vào lưu chất, rồi đo sự suy giảm nhiệt lượng khi đi qua 2 điểm
Phương pháp đo theo nguyên lý Coriolis
Phương pháp đo này tuy có độ chính xác cao nhất nhưng lại phức tạp nhất và chi phí cao.
Nguyên lý Coriolis khi bị tác động ngang sẽ có xảy ra biến đổi dòng chảy. Khi cho một dòng chảy đi vào các ống đang xoay khiến dòng chảy bị lệch đi. Độ lệch phụ thuộc bởi tốc độ xoay của các đường ống, tốc độ và khối lượng dòng chảy. Từ độ lệch pha của dao động, sẽ đo được lưu lượng. Hai yếu tố trên tỷ lệ thuận với nhau, độ lệch pha càng cao thì lưu lượng càng lớn.
3.2 Thiết bị đo lưu lượng là gì? Cách lựa chọn thiết bị đo
Lựa chọn thiết bị đo phù hợp và địa điểm cung cấp thiết bị đo lưu lượng uy tín rất quan trọng. Nó không những đảm bảo độ chính xác của kết quả mà còn kéo theo những ảnh hưởng khác như là độ an toàn, hoạt động trơn tru của công trình,…
Thiết bị đo lưu lượng là gì? Cách lựa chọn thiết bị đo
Thiết bị đo lưu lượng là thiết bị dùng để đo lường hàm lượng các chất khí, lỏng, rắn,… tại một nơi và trong một thời điểm nhất định. Các thiết bị đo này được ứng dụng vào trong thực tế, giúp các nhân viên có thể theo dõi và kiểm soát các thông số. Từ đó, phục vụ cho hoạt động: sản xuất kinh doanh, bảo dưỡng, sửa chữa,…
Cần xác định nhu cầu sử dụng để cân nhắc lựa chọn thiết bị phù hợp. Từ đó vừa đảm bảo tối đa lợi ích và tối ưu chi phí cho người dùng.
- Loại dòng chảy (chảy chậm hay nhanh, dòng chảy hỗn loạn hay dòng chảy chuyển tiếp,… )
- Loại chất lỏng (nước tinh khiết hay nước thải,… )
- Đặc tính chất lỏng ( độ nhớt, vữa của chất lỏng,… )
- Nhu cầu về độ chính xác
- Vị trí lắp đặt
- Ngân sách phù hợp
Lựa chọn địa điểm cung cấp thiết bị đo uy tín
Để có một sản phẩm chất lượng, không chỉ đòi hỏi phù hợp với nhu cầu mà trên hết là lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy.
Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật Vimi tự hào là đơn vị cung cấp thiết bị công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi luôn cố gắng hết sức mình để cung cấp tới khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Ở đây chúng tôi hứa sẽ mang lại cho khách hàng: lấy uy tín làm cam kết hàng đầu, lấy chuyên nghiệp làm lợi thế cạnh tranh, tối ưu chi phí là kim chỉ nam.
Vimi có đầy đủ các thiết bị công nghiệp nói chung và có cả các loại đồng hồ đo lưu lượng nói riêng.
Nhấn vào link sau nếu bạn có nhu cầu tham khảo Đồng hồ đo lưu lượng của chúng tôi.
Cảm ơn các bạn đã đọc. Cùng đón chờ các bài viết chia sẻ hữu ích khác từ chúng tôi nhé!!!
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Lưu lượng là gì? Phương pháp đo lưu lượng
10/03/2023
1027 views
Cách nhận biết đồng hồ nước bị hỏng | Nguyên...
03/07/2023
1001 views
Qmax Qmin Qn Qt là gì ▶ Ý nghĩa của...
12/06/2023
828 views
Các đơn vị đo thể tích | Từ cổ xưa...
07/04/2024
606 views