Cồn là một chất khá quen thuộc đối với chúng ta. Cồn được ứng dụng vào đời sống hằng ngày ở khắp các lĩnh vực từ sức khỏe y tế đến làm đẹp và thực phẩm. Vậy cồn là gì? Cùng hiểu rõ hơn về cồn thông qua bài viết này nhé!
Mục lục
Cồn là gì?
Cồn là một hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của rượu.
Công thức hóa học: C2H6O hay C2H5OH.
Tên gọi khác: Alcohol.
Tính chất vật lý của cồn
Cồn là một chất không màu, dễ bay hơi, dễ cháy, trong khi cháy không tạo ra khói và xuất hiện ngọn lửa có màu xanh da trời.
- Tỷ trọng: 0.8 g/cm3
- Hóa rắn ở -114.15 độ C
- Điểm sôi: 78.39 độ C
- Tan vô hạn trong nước và tan trong một số hợp chất hữu cơ khác
Độ cồn là gì?
Độ cồn là chỉ số thể hiện hàm độ lượng cồn theo phần trăm thể tích trong một dung dịch cụ thể.
Độ cồn được tính bằng số ml ethanol nguyên chất có trong 100 ml dung dịch ở 20oC.
Trong đó:
Đr: Độ rượu.
Vr: Thể tích rượu etylic (ml).
Vhh: Thể tích dung dịch (ml).
Ví dụ: Với công thức trên ta có thể tính được, với rượu 40 độ có nghĩa là trong 100ml dung dịch hỗn hợp thì có 40ml rượu và 60ml nước ở mức độ tương đối.
Ứng dụng của cồn
1. Trong y tế
Cồn 90 độ
Cồn 90 độ được tạo thành từ ethanol 96% và nước tinh khiết. Cồn có nồng độ càng cao thì khả năng diệt khuẩn càng tốt. Do đó, cồn 90 độ được chỉ định để tiệt trùng các dụng cụ y tế đã qua sử dụng và sát trùng vết thương ngoài da.
Trong cồn 90 độ, thành phần chính có chứa ethanol giúp diệt vi khuẩn, virus cũng như các loại nấm mốc. Loại cồn này hoàn toàn có thể tiêu diệt được virus bám trên tay, trên đồ vật xung quanh bạn. Có thể dùng cồn 90 độ thay nước rửa tay. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì sẽ gây tác hại như khô da, phồng rộp.
Cồn 70 độ
Cồn y tế có thể được pha với các nồng độ khác nhau từ 60% đến 90% đều có thể dùng để sát khuẩn. Tuy nhiên, theo khuyến cáo thì dạng nồng độ cồn 70% là có khả năng sát khuẩn tốt nhất.
Với tỉ lệ 7:3 của cồn y tế 70 độ, nghiên cứu chỉ ra khả năng sát khuẩn là tối ưu, cồn 90 độ bay hơi quá nhanh trong khi cồn 70 độ có hàm lượng vừa đủ để giữ cồn ở lại da lâu để sát khuẩn. Cồn 90 độ do có tỷ lệ nước thấp, nên bay hơi nhanh. Tuy có nồng độ cồn cao hơn nhưng cồn 90 độ sát khuẩn không tốt bằng cồn 70% và lại dễ gây kích ứng da, nóng rát.
Lưu ý chỉ nên sử dụng cồn 70 độ với mục đích sát trùng ngoài da. Đối với các vết thương hở, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý.
2. Được làm chất đốt
Cồn khô
Cồn khô được dùng rất rộng rãi dùng làm nguyên liệu để đun nóng, tạo ra nhiệt lượng.
Cồn khô được sản xuất từ rượu etylic và các phụ gia khác, là cồn đã loại bỏ nước thành dạng thạch nên khá tiện lợi và an toàn. Nếu bị đổ cũng không có hiện tượng chảy tràn. Người ta dùng các viên cồn khô thay cho bếp ga mini trong các chuyến đi dã ngoại hoặc ăn lẩu nướng ngoài hàng, …
Có 2 loại cồn khô là cồn ethanol và cồn methanol.
Cồn ethanol | Cồn methanol |
|
|
3. Trong ngành mỹ phẩm
Cồn béo (Fatty Alcohol)
Cồn béo: Là một loại cồn an toàn cho da và cần thiết để bảo quản trong sản phẩm, mang lại nhiều lợi ích cho làn da như làm mềm, dưỡng ẩm và làm dịu da,.. Một số thành phần cồn béo thường bắt gặp trong mỹ phẩm như: cetyl, alcohol, stearyl alcohol, cetearyl alcohol,..
Cồn khô (Drying Alcohol)
Cồn khô: thường có tên alcohol, ethanol, methanol,.. có tính chất giống như loại cồn xuất hiện trong bia, rượu.
Cồn khô có chức năng bảo quản sản phẩm và tăng tuổi thọ cho sản phẩm như kem chống nắng, nước hoa hồng,.. Tuy nhiên với những người da nhạy cảm hay kích ứng thì bạn nên tránh tuyệt đối các sản phẩm chứa nhiều cồn vì sẽ dễ gây kích ứng, khô da quá đà do cồn bay hơi nhanh. Cồn khô giúp hấp thu dưỡng chất nhanh, kiềm dầu. Vì vậy, cồn khô cũng được làm thành phần trong các sản phẩm dành cho da dầu và da hỗn hợp thiên dầu.
4. Trong thực phẩm
Cồn được ứng dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất nước giải khát, bánh kẹo, các loại bia, rượu, nước uống với những nồng độ cồn khác nhau. Dường như chúng trở thành một phần không thể thiếu trong các buổi tụ tập, gặp mặt hay sự kiện, tiệc cưới, giao lưu bạn bè,..
Một số lưu ý khi sử dụng cồn
Cồn là gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng cồn và bảo quản cồn như thế nào?
- Không tiếp xúc trực tiếp với cồn. Nên dùng dụng cụ bảo hộ cần thiết khi tiếp xúc như: khẩu trang, găng tay, …
- Không được pha cồn để uống.
- Phải rửa mắt ngay lập tức bằng nước sạch khi vô ý bị bắn vào mắt.
- Không được gây nôn khi uống phải cồn y tế mà cần phải uống ngay nước lọc và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Cồn sẽ nở nếu nhiệt độ tăng. Chính vì vậy, Không lưu trữ đầy cồn vào thiết bị chứa.
- Để tránh tình trạng rò rỉ, cần lưu trữ cồn vào các thiết bị chắc chắn.
- Không đựng cồn trong các loại bao bì, thiết bị, bao bì đã đựng hóa chất để khi không có mục đích công nghiệp vì nó rất dễ hòa tan các chất độc hại còn sót lại.
- Trong trường hợp không may xảy ra sự cố cháy dùng bột, hóa chất khô, bọt CO2, phun sương mù. Tuyệt đối không được sử dụng nước để chữa cháy.
Uống nhầm cồn 70 độ có bị sao không?
Cồn 70 độ có tính sát khuẩn, ăn mòn cao. Vì thế, khi uống dung dịch cồn 70 độ sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Các hiện tượng có thể gây ra là: bỏng niêm mạc họng miệng, ống tiêu hóa, ngộ độc gan, thận…
Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ uống phải một lượng cồn 70 độ không đáng kể do súc miệng nhầm với liều lượng thấp thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì với liều lượng này sẽ không đủ gây ngộ độc. Dù vậy, bạn vẫn nên theo dõi sức khỏe bản thân vì vùng có tiếp xúc với cồn (như môi, lợi) có thể bị bỏng kèm theo biểu hiện nề đỏ, bỏng nước, loét nhẹ. Cần đến ngay các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Cồn methanol có nướng mực được không?
Cồn methanol là cồn công nghiệp nên tuyệt đối không sử dụng loại cồn này để làm sạch thực phẩm. Độc tính của methanol rất mạnh và được phân biệt bằng màu xanh để tránh sử dụng nhầm lẫn. Vì vậy, nếu vô ý rửa không sạch hoặc sử dụng sai mục đích sẽ rất dễ đẫn đến ngộ độc thậm chí tử vong. Do đó, không dùng cồn methanol để nướng mực.
Người ta dùng cồn 70 độ để sát khuẩn, còn cồn y tế 90 độ (màu trắng) có thể dùng để nướng mực.
Qua bài viết trên, Vimitech đã cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản giải đáp thắc mắc cồn là gì, ứng dụng và các lưu ý khi sử dụng cồn.
Thực tế, vì chạy theo lợi ích cá nhân, cồn hay được pha loãng với các chất độc hại khác, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng. Các bạn nhớ lưu ý lựa chọn nơi uy tín và xem kỹ nhãn mác trước khi mua nhé!
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
[BẢNG] Ăn mòn hóa học | Ăn mòn kim loại...
14/12/2023
2638 views
Định luật Faraday về cảm ứng điện từ
11/01/2023
1861 views
Giao tiếp RS232 là gì? Tất tần tật về RS232
13/10/2022
1661 views
Tốc độ âm thanh là gì? Vận tốc âm thanh...
12/01/2023
1233 views
CF8 là gì? so sánh giữa CF8 và CF8M
09/03/2023
1230 views
Lực quán tính là gì? Sự cân bằng lực quán...
13/01/2023
1140 views
RS485 là gì
13/10/2022
1137 views
Vì sao nói dòng điện có mang năng lượng
04/02/2023
1129 views