Đồng hồ nước là thiết bị đo rất thông dụng trong đời sống hiện nay. Nó không chỉ được ứng dụng nhiều trong đời sống mà còn trong cả công nghiệp. Vậy cấu tạo đồng hồ nước như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
1. Đồng hồ nước là gì?
Đồng hồ nước là một thiết bị đo lường dòng chảy của nước thông qua một đường ống. Nó được sử dụng để đo lượng nước sử dụng hoặc lượng nước đi qua trong một khoảng thời gian cụ thể. Thiết bị đo này thường được chế tạo từ nhựa hoặc kim loại và có thể hoạt động bằng cơ hoặc điện tử. Đồng hồ nước thường được sử dụng trong các ứng dụng thương mại và gia đình để tính tiền nước hoặc theo dõi lượng nước sử dụng.
2. Cấu tạo đồng hồ nước như thế nào?
2.1 Cấu tạo đồng hồ nước dạng cơ
Đồng hồ nước dạng cơ được cấu tạo bao gồm các bộ phận chính như sau:
- Thân đồng hồ: Thường làm bằng chất liệu kim loại như đồng, inox, gang hoặc nhựa. Thân đồng hồ bao gồm 2 đầu nối ren hoặc mặt bích để kết nối với đường ống nước và 1 cửa sổ hiển thị để đọc giá trị lưu lượng.
- Bộ chuyển động: Là bộ phận giúp chuyển động từ lưu lượng nước sang chuyển động cơ khí. Bộ chuyển động gồm 2 bộ phận chính là tuabin và bánh răng.
- Bộ đếm: Là bộ phận dùng để đếm số lượng vòng quay của tuabin.
- Bộ chỉ thị: Là bộ phận hiển thị giá trị lưu lượng nước. Bộ chỉ thị bao gồm một bộ đồng hồ với kim chỉ số quay tròn trên một mặt số để hiển thị giá trị lưu lượng.
- Các bộ phận khác: Bao gồm cánh quạt, trục quay và các bộ phận truyền động khác.
2.2 Cấu tạo đồng hồ nước dạng điện từ
Đồng hồ nước dạng điện từ có cấu tạo gồm:
- Cuộn dây: được bọc quanh một hạt nhựa tròn có lỗ tròn giữa để dây điện dẫn qua. Cuộn dây này sẽ phát ra từ trường khi có dòng điện chạy qua.
- Mạch điện tử và mặt hiển thị: Hai bộ phận này có nhiệm vụ tính toán và hiển thị kết quả đo. Phần mặt hiển thị thường có dạng LCD hoặc LED.
- Thân đồng hồ: đóng vai trò bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi bị tổn hại, bị ăn mòn do tác động của nước và bảo vệ bộ phận đếm khỏi bụi, cát hay bất kỳ tạp chất nào khác.
Đồng hồ nước điện từ là loại đồng hồ có độ chính xác cao, ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống đo lường nước và các hệ thống kiểm soát chất lượng nước.
3. Nguyên lý hoạt động của đồng hồ nước
3.1 Nguyên lý hoạt động của đồng hồ nước dạng cơ
- Khi có dòng chảy di qua thân đồng hồ, áp lực của dòng chảy sẽ làm quay bộ phận tuabin trong thân đồng hồ. Lực quay của tuabin sẽ được truyền động tới các bánh răng và kim đo. Lúc này tùy thuộc vào độ lớn của áp lực mà cánh quạt sẽ quay nhiều vòng hay ít vòng.
- Bộ đếm của đồng hồ sẽ đo lường số vòng quay của cánh quạt trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó tính toán rồi hiển thị chỉ số đo lường được nhờ kim đo.
3.2 Nguyên lý hoạt động của đồng hồ nước điện từ
- Đồng hồ nước điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý của định luật cảm ứng điện từ Faraday. Bộ phận cuộn dây trong thân đồng hồ sẽ sản sinh ra vùng từ trương khi được cấp nguồn điện. Lúc này khi dòng chảy chảy qua vùng từ trường sẽ sinh ra một suất điện động. Suất điện động này tỉ lệ thuận với vận tốc dòng chảy.
- Lúc này các mạch điện tử sẽ đo lường và thu lại tín hiệu suất điện động và tính toán cho ra lưu lượng dòng chảy.
4. Phân loại đồng hồ nước
4.1 Phân loại theo vật liệu
Đồng
- Đây là vật liệu có giá thành rẻ với đặc tính mềm dẻo, dễ cán dát mỏng. Chính vì vậy việc gia công vật liệu này làm thân đồng hồ tương đối dễ. Bên cạnh đó vật liệu này còn có khả năng kháng khuẩn cao. Cũng vì lí do này mà đồng hồ nước đồng thường được sử dụng trong hệ thống nước sạch
- Đặc tính mềm dẻo vừa là ưu điểm cũng vừa là nhược điểm của đồng. Chính vì đặc tính này mà đồng chỉ sử dụng để sản xuất các sản phẩm đồng hồ có kích thước nhỏ.
Gang
- Đây là loại vật liệu có tính đúc cao, dế điền khuôn cắt gọt nên thường được sử dụng để chế tạo các sản phẩm có kích thước lớn.
- Bên ngoài thân đồng hồ bằng gang thường được sơn phủ một lớp sơn epoxy màu xanh (đồng hồ nước lạnh), màu đỏ (đồng hồ nước nóng).
Inox
- Vật liệu này có giá thành cao nhưng khả năng chịu nhiệt và kháng hóa chất rất tốt. Cũng chính vì vậy mà các sản phẩm đồng hồ nước inox thường được sử dụng trong các môi trường khắc nghiệt
4.2 Phân loại theo kiểu kết nối
Cấu tạo đồng hồ nước như thế nào? Đồng hồ nước được kết nối với hệ thống bằng kiểu kết nối nào?
Mặt bích
- Đây là kiểu kết nối có tính ốn định cao, có khả năng chịu được những rung lắc nhẹ. Kết nối mặt bích thường thấy trong các sản phẩm đồng hồ từ DN50 trở lên.
- Kết nối này cần thêm đai ốc và bulong trong quá trình lắp đặt
Nối ren
- Đây là mối nối nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích và chi phí lắp đặt do không cần thêm các phụ kiện lắp đặt như bulong đai ốc.
- Nhược điểm của kết nối này là tính ổn định không cao. Kết nối ren thường bắt gặp trong đồng hồ nước kích thước nhỏ từ DN50 trở xuống.
5. Lưu ý sử dụng đồng hồ nước
Cấu tạo đồng hồ nước như thế nào? Lưu ý gì để đảm bảo tuổi thọ của đồng hồ nước?
Nhằm đảm bảo tuổi thọ và độ chính xác của đồng hồ thì chúng ta cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh đường ống để tránh cặn bẩn hoặc rỉ sét gây hư hỏng cánh quạt.
- Nên đảm bảo nhiệt độ và áp suất dòng chảy phù hợp với nhiệt độ và áp suất làm việc của đồng hồ. Điều nàu sẽ hạn chế hư hỏng cánh quạt ảnh hưởng đến sự chính xác đồng hồ
- Tránh các tác động va đạp hoặc lắp đặt đồng hồ trong các môi trường rung lắc mạnh.
- Nên lắp đặt đồng hồ ở các vị trí thoáng mát, tránh ánh năng trực tiếp vào đồng hồ
- Đảm bảo đồng hồ được lắp đặt đúng theo hướng dẫn nhằm đảm bảo độ chính xác và ổn định của đồng hồ.
- Nên kiểm tra độ chính xác của đồng hồ thường xuyên
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
[BẢNG] Ăn mòn hóa học | Ăn mòn kim loại...
14/12/2023
2638 views
Định luật Faraday về cảm ứng điện từ
11/01/2023
1860 views
Giao tiếp RS232 là gì? Tất tần tật về RS232
13/10/2022
1660 views
Tốc độ âm thanh là gì? Vận tốc âm thanh...
12/01/2023
1233 views
CF8 là gì? so sánh giữa CF8 và CF8M
09/03/2023
1230 views
Lực quán tính là gì? Sự cân bằng lực quán...
13/01/2023
1137 views
RS485 là gì
13/10/2022
1136 views
Vì sao nói dòng điện có mang năng lượng
04/02/2023
1128 views