Các đơn vị đo thể tích | Từ cổ xưa tới hiện tại

đơn vị đo thể tích 00
Thời hiện đại chúng ta thường nghe tới các đơn vị đo thể tích như lít (L), mili lít (mL), mét khối (m3), milimét khối (mm3), decimét khối (dm3). Hoặc trong các bản tin thời sự chúng ta thường nghe tới các đơn vị đo thể tích như thùng dầu, thùng xăng nhưng vậy thực ra có những đơn vị thể tích nào. Hãy xem hết bài viết để gia tăng kiến thức chuyên môn, cũng như phần kiến thức cơ bản này

1. Các đơn vị đo thể tích thường dùng

Tại Việt Nam cũng như trên thế giới chúng ta thường nghe tới những đơn vị đo thể tích phổ biến như: Lít (L) đối với các đơn vị đo thông thường như lít (L) rượu, lít (L) xăng, lít(L) bia. Đơn vị đo thể tích là mililít (mL), ví dụ như đo các thể tích chất lỏng thường sử dụng dung lượng bé, như mililít (mL) máu, mililít (sữa),…. Đơn vị đo thể tích là khối (m3) tức là mét khối, trong các trường hợp như đo thể tích nước, đo thể tích cát. Trên thế giới thì chúng ta thường nghe đến đơn vị thể tích như thùng, gallon. Hãy xem chi tiết các đơn vị đo này ở nội dung dưới đây

đơn vị đo thể tích 02

2. Đơn vị đo dung tích thường dùng nhất tại Việt Nam

Đơn vị thể tích lít (L) hầu như ai cũng từng nghe từng biết, nhưng để hình dung cụ thể khối lượng này VimiTech sẽ làm phép đổi đơn vị thể tích thật dễ hiểu, để ai cũng có thể hình dung được 1L có thể tích khoảng bao nhiêu
1L = 1dm3, tức là bằng thể tích của 1 cái hộp lập phương có 3 cạnh với chiều dài là 1dm (10cm). Tức là 1L sẽ tương đương với thể tích của 1 hình lập phương có 3 cạnh (dài, rộng, cao) khoảng bằng nửa (1/2) gang tay của người Việt Nam
đơn vị đo thể tích 03
Câu hỏi thường gặp đối với đơn vị đo thể tích lít (L) là

2.1) 1L (lít) bằng bao nhiêu mL (mili lít), cc, cm3, dm3, m3

Câu trả lời là 1L = 1000mL (Một lít bằng một nghìn mili lít), VimiTech gợi ý cách tính nhẩm nhanh của những người chuyên bán nguyên vật liệu là chất lỏng để mọi người cùng tham khảo.
Chúng ta dựa vào hệ quy đổi của đơn vị chiều dài (1m = 10dm = 100cm = 1000mm), có thể tính ngược lại bằng cách lấy đơn vị dm làm chuẩn (1dm = 10cm = 100mm = 0.1m), từ đó tính ra được quy đổi từ đơn vị lít sang các đơn vị khác như sau
  • 1L = 1dm3 (Đơn vị chuẩn)
  • 1L = 1000cm3 (Vì 1dm = 10cm, mà thể tích là nhân theo 3 cạnh nên sẽ là 10x10x10=1000)
  • 1L = 0.001m3 (Vì 1dm = 0.1m, mà thể tích là nhân theo 3 cạnh nên sẽ là 0.1×0.1×0.1=0.001)
Vậy 1L = bao nhiêu Cc. Trước hết chúng ta cần hiểu thêm
  • Lit (Tiếng anh – Liter), đơn vị thể tích chuẩn l (L)
  • Mililit (Tiếng anh – millilitre) ký hiệu mL (ml), là đơn vị thể tích xuất phát từ đơn vị đo thể tích chuẩn lít ở trên
  • Cc (Tiếng Anh Cubic Centimeter: Xăng-ti-mét khối)
  • 1L = 1000cm3 = 1000Cc

đơn vị đo thể tích 04

 

2.2) 1mL bằng bao nhiêu cc, cm3, L, dm3, m3

Tương tự như cách quy đổi đơn vị thể tích ở trên để có thể quy đổi, nhưng VimiTech lần nữa đưa ra hướng dẫn theo cách tính dễ nhớ của những người tiếp xúc thường xuyên với các đơn vị đo thể tích

  • 1mL = 0.001L = 0.001dm3 (tức là = 1/1000 dm3) = 1/ 103  dm3)
  • 1mL = 1cm3 = 1Cc
  • 1mL = 1/1000 dm3 = 1/1000 L
  • 1mL =  1/1000.000 m3 (tức là = 1/106 m3) = 0.000001m3

đơn vị đo thể tích 05

3. Các đơn vị thể tích thường dùng trên quốc tế

Tại việt nam chúng ta vẫn nghe các tin tức liên quan đến đơn vị đo thể tích, đặc biệt nghe nhiều trong các tin tức về giá dầu thế giới vì dầu thô được khai thác, vận chuyển và buôn bán khắp nơi trên toàn cầu. Vì vậy đơn vị thể tích này cũng được toàn cầu hóa để thống nhất giữa các quốc gia khi có giao dịch và trao đổi

đơn vị đo thể tích 01

Tại sao thế giới dùng đơn vị đo thể tích là thùng, tại sao lại dùng loại đơn vị thể tích này? Mỗi thùng sẽ có thể tích là bao nhiêu? Đây là câu hỏi thú vị, mà những người muốn tìm hiểu về nguồn gốc của đơn vị thể tích này muốn biết. VimiTech sẽ tóm tắt ngắn gọn về lịch sử ra đời và thời điểm thế giới tiêu chuẩn hóa đơn vị đo thể tích này

3.1) Đơn vị thể tích Thùng và 1 thùng dầu thô bao nhiêu lít

Thùng là một trong nhiều đơn vị đo thể tích được áp dụng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước châu âu trong nhiều bối cảnh khác nhau. Kể từ thời trung cổ, thùng được dùng như một đơn vị đo thể tích ở khắp châu Âu với thể tích khoảng từ 100L đến 1000L. Tên gọi thùng có nguồn gốc từ thời trung cổ từ baril của Pháp và không rõ nguồn gốc, nhưng đơn vị thể tích này vẫn được sử dụng cả trong tiếng Pháp và cũng là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ khác như trong ngôn ngữ Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha.

đơn vị đo thể tích 06

Thùng được dùng ở các nước Mỹ, Anh và các quốc gia Châu Âu bao gồm có các loại: Thùng khô, thùng chất lỏng (như thùng bia Anh và thùng bia Mỹ ), thùng dầu,…

I) Thùng hàng khô ở Mỹ

Thùng hàng khô là đơn vị đo thể tích được dùng trong việc tính thể tích của các loại mặt hàng kho như

  • Thùng bột ngô, nặng 200 pound (tương đương 91 kg)
  • Thùng xi măng, thể tích 4 feet khối (tương đương 113L, 30 US gal) hoặc 376 pound (171 kg)
  • Thùng đường, thể tích 5 feet khối (tương đường 142 L ~ 37 US gal)
  • Thùng bột mì hoặc lúa mạch đen, thể tích 110 L hoặc nặng 196 pound (tương đương 89 kg)
  • Thùng vôi (khoáng chất), thùng lớn 280 pound (127 kg), hoặc thùng nhỏ 180 pound (82 kg)
  • Thùng bơ và pho mát ở Anh, 224 pound (102 kg)
  • Thùng muối, nặng 280 pound (130 kg)

II) Thùng chất lỏng ở Anh và Mỹ

Thùng chất lỏng có thể tích khác nhau, thể tích của 1 thùng chất lowngr phụ thuộc vào chất lỏng được đo là gì, và được áp dụng ở quốc gia nào.

  • Tại Anh: 1 thùng bia có dung tích 36 gallon Anh (43US gal; 164L )
  • Tại Mỹ: 1 thùng chất lỏng (không phải là dầu) có thể tích là 31,5 gallon Mỹ (26 imp gal; 119 L), nhưng một thùng bia lại có thể tích là 31 gallon Mỹ (26 imp gal; 117 L)

Như vậy khi nói về đơn vị thể tích thùng, thì chúng ta nên lưu ý đó là thùng Anh hay thùng Mỹ

Kích thước thùng bia ở Mỹ được dựa trên tỷ lệ của thùng bia Mỹ một cách lỏng lẻo. Khi đề cập đến thùng hoặc thùng bia ở nhiều quốc gia, thuật ngữ này có thể được sử dụng cho các đơn vị đóng gói thương mại không phụ thuộc vào thể tích thực tế, trong đó phạm vi phổ biến cho mục đích sử dụng chuyên nghiệp là 20–60  L , điển hình là thùng DIN hoặc Euro là 50 L

đơn vị đo thể tích 08

III) 1 thùng dầu bao nhiêu lít (L)

Trong ngành dầu mỏ, đơn vị đo thể tích thùng (được ký hiệu là bbl) là đơn vị đo thể tích dùng để đo dầu , được định nghĩa là khoảng 42 gallon Mỹ hoặc 160 lít hoặc 35 gallon Anh. Cũng theo Viện Dầu khí Hoa Kỳ (API), một thùng dầu tiêu chuẩn là lượng dầu chiếm thể tích chính xác bằng 1 thùng (159L) ở điều kiện nhiệt độ là 60°F (15,6°C) và và áp suất 14,696  psi (1.013,25 hPa = khoảng 1bar).

đơn vị đo thể tích 10

IV) Tham khảo thêm đơn vị đo dung tích thùng

  • ” bbr” từ viết tắt của 1 thùng dầu, được cho là tên viết tắt của “blue barrell”. Tuy nhiên, trong khi lịch sử Công ty Standard Oil năm 1904 của Ida Tarbell thừa nhận “thùng màu xanh thần thánh”, thì từ viết tắt “bbl” đã được sử dụng rất lâu trước khi ngành dầu khí Hoa Kỳ ra đời vào năm 1859
  • Thùng rượu whisky 42US gallon (159L), thùng rượu whisky Tierce (159L) và thùng rượu whisky 40US gallon (150L) đều được sử dụng. Tuy nhiên, thùng rượu 42US gallon được biết đến là loại thùng đong đếm rượu cũ của Anh.
  • Ngoài ra, thùng 45US gallon (170L) cũng được sử dụng phổ biến.
  • Thùng rượu whisky 40 gallon là loại thùng gỗ có kích thước phổ biến nhất do chúng luôn có sẵn vào thời điểm đó.

đơn vị đo thể tích 09

3.2) Đơn vị thể tích Gallon và 1 gallon bao nhiêu lít

Gallong là gì? Gallon hay galông là một đơn vị đo thể tích, được sử dụng rộng rãi ở Anh, Mỹ và các nước Châu Âu, thực tế có 3 định nghĩa về gallon (phân loại gallon) theo chất lỏng được đo và đất nước sử dụng đơn vị đó

  • Gallon chất lỏng của Mỹ có thể tích là 231 in³ = 3,785411784 lít ≈ (3.78L) hoặc khoảng 0,13368 ft³
  • Gallon chất khô của Mỹ có thể tích là 268,8025 in³ = 4,40488377086 lít ≈ (4.4L)
  • Gallon của Anh có thể tích là 277,42 in³ = 4,54609 lít  ≈ (4.54L) ≈ 1,2 gallon chất lỏng của Mỹ

đơn vị đo thể tích 11

 

Như vậy để quy đổi gallon sang lít, chúng ta phải lưu ý đó là gallon của Mỹ hay của Anh và là gallon dùng để đo thể tích chất lỏng hay chất rắn

4. Bảng đơn vị đo thể tích theo hệ mét khối (M3) và lít (L)

Theo nghiên cứu của các kỹ sư kỹ thuật đo lường của VimiTech thì hiện tại chưa có quy định về việc phân loại đơn vị đo dung tích, các đơn vị đo thể tích được các tổ chức, cơ quan, nhóm  ngành khác nhau phân loại sao cho phù hợp với công việc liên quan. Theo hệ mét người ta lấy đơn vị đo mét khối (M3) làm chuẩn, từ đó phân loại ra các nhóm đơn vị đo thể tích lớn hơn và nhỏ hơn M3 (còn gọi là bảng đơn vị đo thể tích theo hệ mét và lít) dễ quản lý thể tích theo đơn vị đo dung tích

Lớn hơn mét khối

( > m3)

Mét khối

(m3)

Nhỏ hơn mét khối

(< m3)

km3 hm3 dam3 dm3 (L) cm3 (mL) mm3
1km3 = 1000hm3 1hm3 = 1000dam3= 1/1000km3 1dam3 = 1000m3 = 1/1000 hm3 1m3 = 1000dm3 1dm3 = 1000cm3 = 1/1000m3 1cm3 = 1000mm3 = 1/1000dm3 1mm3 = 1/1000cm3

5. Bảng đơn vị đo thể tích

Với những phân tích ở trên và mong muốn đưa ra bảng tra đơn giản dễ dàng, kỹ sư VimiTech chúng tôi đưa ra các bảng đơn vị đo thể tích với các đơn vị đo dung tích phổ biến thường dùng và các bảng đơn vị đo dung tích theo các hệ khác nhau

5.1) Bảng đơn vị đo thể tích theo các đơn vị phổ biến

ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ QUY ĐÔI
Mét khối
(m3)
Lít
(L)
Decilit
(dL)
Centilit
(cL)
Mililit
(mL)
Gallon Anh
(UK Gallon)
Gallon Mỹ
(US Gallon)
Barrel
(Thùng)
Peck
Mét khối (m3) 1 1.000 10.000 100.000 1.000.000 219.969 264.172 62.898 113.52
Lít (L) 0.001 1 10 100 1000 0.219969 0.264172 0.0062898 11.352
Decilit (dL) 0.0001 0.1 1 10 100 0.021997 0.0264172 0.00062898 0.11352
Centilit (cL) 0.00001 0.01 0.1 1 10 0.0021997 0.0026417 0.000062898 0.011352
Mililit (mL) 0.000001 0.001 0.01 0.1 1 0.00021997 0.0002642 0,062898 0.001135
Gallon Anh (UK Gallon) 0.00454609 454.609 454.609 454.609 4546.09 1 120.095 0.0285813 0.816327
Gallon Mỹ (US Gallon) 0.00378541 378.541 378.541 378.541 3785.41 0.832674 1 0.0238095 0.680705
Barrel (Thùng) 0.158987 158.987 1589.87 15898.7 158987 349.723 42 1 28.6
Peck 0.00881077 881.077 881.077 881.077 8810.77 193.664 232.897 0.05508 1

5.2) Bảng đơn vị đo thể tích theo hệ mét

ĐƠN VỊ
đo thể tích
(hệ mét)
Kilômét khối
(km3)
Mét khối
(m3)
Decalít
(daL)
Decimet khối
(dm3)
Lít
(l)
Deciliter
(dl)
Centiliter
(cl)
Xăng-ti-mét khối
(cm3)
Milliliter
(ml)
Milimet khối
(mm3)
Miroliter
(µl)
Kilômét khối
(km3
1 109 1011 1012 1012 1013 1014 1015 1015 1018 1018
Mét khối
(m3
10-9 1 102 103 103 104 105 106 106 109 109
Decalít
(daL)
10-11 10-2 1 10 10 102 103 104 104 107 107
Decimet khối
(dm3)
10-12 10-3 10-1 1 1 10 102 103 103 106 106
Lít
(l)
10-12 10-3 10-1 1 1 10 102 103 103 106 106
Deciliter
(dl)
10-13 10-4 10-2 10-1 10 1 10 102 102 105 105
Centiliter
(cl)
10-14 10-5 10-3 10-2 10-2 10 1 10 10 104 104
Xăng-ti-mét khối
(cm3)
1015 10-6 10-4 10-3 10-3 10-2 10-1 1 1 103 103
Milliliter
(ml)
10-15 10-6 10-4 10-3 10-3 10-2 10-1 1 1 103 103
Milimet khối
(mm3)
10-18 10-9 10-7 10-6 10-6 10-5 10-4 10-3 1 1 1
Miroliter
(µl)
10-18 10-9 10-7 10-6 10-6 10-5 10-4 10-3 1 1 1

5.2) Bảng đơn vị đo thể tích theo hệ thống đo lường chất lỏng/chất khô của Anh

ĐƠN VỊ
Đo thể tích
Thùng
(Barrel)
Giạ
(bu)
Đấu to/Thùng
 (pk)
Galông
(gal)
Quart
(Lít Anh bằng 1,14 lít)
(qt)
Pint
(pt)
Aoxơ Chất lỏng
(oz)
Thùng
(Barrel)
1 4,5 18 36 143,99 287,98 5 759,66
Giạ
(bu)
0,22 1 4 8 32 64 1280
Đấu to/Thùng
 (pk)
0,06 0,25 1 2 8 16 320
Galông
(gal)
0,03 0,13 0,5 1 4 8 160
Quart
(Lít Anh bằng 1,14 lít)
(qt)
0,01 0,03 0,13 0,25 1 2 40
Pint
(pt)
0,00347 0,02 0,06 0,12 0,5 1 20
Aoxơ Chất lỏng
(oz)
0,000174 0,000781 0,00312 0,01 0,02 0,05 1

5.3) Bảng đơn vị đo thể tích theo hệ thống đo lường chất lỏng của Mỹ

Tham khảo thêm thông tin liên quan các bảng đơn vị đo thể tích chất lỏng của Mỹ

  • Yard (viết tắt là YD) là đơn vị đo chiều dài thường xuyên sử dụng của quốc gia Anh và Mỹ. Theo đó 1 yard được tính bằng 3 feet hoặc 36 inch, nếu tính theo mét thì 1 yard bằng 0.91 mét
  • Acrơ – fut (đơn vị thể tích khoảng 1200 m3) là đơn vị thể tích có diện tích đáy bằng 1 acre (mẫu Anh – khoảng 0,4 hecta) và bề dày bằng một foot (fu), 1 acre-foot chứa 7,758 bbr dầu tương đương với 43,560 ft3
ĐƠN VỊ
Đo thể tích
Arce foot
(arce foot)
Yard khối
(yd³)
Thùng
(Barrel)
foot khối
(ft³)
Galông
(gal)
Quart
(Lít Anh bằng 1, 14 lít)
(qt)
Pint
(pt)
Gill
(gill)
Aoxơ Chất lỏng
(oz)
inch khối
(in³)
Dram chất lỏng
(fluid dram)
Minim
(minim)
Arce foot
(arce foot)
1 1 613,33 7 758,37 43 560,02 325 851,65 1 303 405,61 2 606 811,21 10 427 248,55 41 708 984,35 75 271 708,33 333 671 924,14 2×1010
Yard khối
(yd³)
6,2×10-4 1 4,81 27 201,97 807,9 1 615,79 6 463,17 25 852,67 46 656 206 821,36 12 409 279,86
Thùng
(Barrel)
1,29×10-4 0,21 1 5,61 42 168 336 1 344 5 376 9 702 43 007,99 2 580 478,94
foot khối
(ft³)
2,3×10-5 0,04 0,18 1 7,48 29,92 59,84 239,38 957,51 1 728 7 660,05 459 602,92
Galông
(gal)
3,07×10-6 4,95×10-3 0,02 0,13 1 4 8 4 32 231 1 024 61 439,96
Quart
(Lít Anh bằng 1, 14 lít)
(qt)
7,67×10-7  1,24×10-3 0,01 0,03 0,25 1 2 8 32 57,75 256 15 360
Pint
(pt)
3,84×10-7 6,19×10-4 2,98×10-3 0,02 0,13 0,5 1 4 16 28,88 128 7 680
Gill
(gill)
9,59×10-8 1,55×10-4 7,44×10-4 4,18×10-3 0,03 0,12 0,25 1 4 7,22 32 1 920
Aoxơ Chất lỏng
(oz)
2,4×10-8 3,87×10-5 1,86×10-4 1,04×10-3 0,01 0,03 0,06 0,25 1 1,8 8 480
inch khối
(in³)
1,33×10-8 2,14×10-5 1,03×10-4  5,79×10-4 4,33×10-3 0,02 0,03 0,14 0,55 1 4,43 265,97
Dram chất lỏng
(fluid dram)
3×10-9 4,84×10-6  2,33×10-5 1,31×10-4 9,77×10-4  3,91×10-3 0,01 0,03 0,12 0,23 1 60
Minim
(minim)
4,99×10-11 8,06×10-8 3,88×10-7 2,18×10-6 1,63×10-5 6,51×10-5 1,3×10-4 5,21×10-4 2,08×10-3 3,76×10-3 0,02 1

5.4) Bảng đơn vị đo thể tích theo hệ thống Đơn vị đo lường chất khô của Mỹ

ĐƠN VỊ
Đo thể tích
Thùng
(Barrel)
Giạ
(bu)
Đấu to/Thùng
(pk)
Galông
(gal)
Quart
(Lít Anh bằng 1, 14 lít)
(qt)
Pint
(pt)
Gill
(gill)
Board foot
(FBM)
Thùng
(Barrel)
1 3,28 13,12 26,25 105 210 839,99 49
Giạ
(bu)
0,3 1 4 8 32 64 256 14,93
Đấu to/Thùng
(pk)
0,08 0,25 1 2 8 16 64 3,73
Galông
(gal)
0,04 0,12 0,5 1 4 8 32 1,87
Quart
(Lít Anh bằng 1, 14 lít)
(qt)
0,01 0,03 0,13 0,25 1 2 8 0,47
Pint
(pt)
0,00476 0,02 0,06 0,13 0,5 1 4 0,23
Gill
(gill)
0,00119 0,00391 0,02 0,03 0,13 0,25 1 0,06
Board foot
(FBM)
0,02 0,07 0,27 0,54 2,14 4,29 17,14 1

Team kỹ sư thiết bị đo của VimiTech mong nhận được những góp ý chân thành, để hoàn thiện hơn bảng đơn vị đo thể tích, giúp cho bài viết trở nên hữu dụng hơn nữa với người đọc.

6. Các đơn vị đo thể tích cổ

Các nội dung ở trên đã đề cập tới những đơn vị thể tích cổ xưa trên thế giới, đặc biệt là tại Anh, Mỹ nơi có nền khoa học phát triển sớm và nơi những phát minh được ra đời nhiều hơn bất cứ đâu. Còn tại Việt Nam và các nước Châu Á, có những đơn vị đo thể tích cổ nào khác

6.1 Đơn vị thể tích cổ tại Việt Nam

Theo tìm hiểu của đội kỹ sư thiết bị đo VimiTech, chúng tôi được biết theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc và Hán-Việt từ điển của Thiều Chữu, thì Việt Nam chúng ta có các đơn vị đo thể tích cổ như dưới đây:

Đơn vị đo Hán/Nôm Giá trị cổ Chuyển đổi cổ Suy từ khoảng cách Chú ý
hộc (hợp) 0,1 lít
miếng 14,4 m³ 3 ngũ × 3 ngũ × 1 thước Đo đất trong mua bán đất
lẻ hay than 1,6 m³ 1 ngũ × 1 ngũ × 1 thước Khi đong gạo, 1 lẻ ≈ 0,1 lít
thưng hay thăng 1 lít
đấu 10 lít 2 bát = 5 cáp
bát 0,5 lít
cáp 0,2 lít 100 sao
sao tục gọi là nhắm[10] 2 mililít 10 toát Đong ngũ cốc
toát tục gọi là nhón[10] 0,2 mililít Đong ngũ cốc

Sang thời Pháp thuộc ở Nam Kỳ các đơn vị dung tích được quy định lại như sau

Đơn vị đo Giá trị cổ tính theo mét hệ cách dùng trọng lượng
Hộc 26 thăng 71,905 lít đong thóc 1 tạ thóc = 68 kg[13]
Vuông 13 thăng 35,953 lít sau lại định là 40 lít đong gạo
Thăng 2,766 lít
Hiệp 0,1 thăng 0,276 lít
Thược 0,01 thăng 0,0276 lít

Ngoài ra còn có một số đơn vị đo thể tích cũ được biết đến nhưng không được chính thống

  • 1 phương gạo = 13 thăng hay 30 bát gạt bằng miệng, năm 1804 (theo Thực Lục, I I I, 241 – Đại Nam Điển Lệ, trang 223).
  • 1 vuông gạo = 604 gr 50, theo Nguyễn vănTrình và Ưng Trình, BAVH, số 1, 1917.
  • 1 phương còn gọi là vuông phổ thông gọi là giạ = 38.5 lít, tuy nhiên cũng có tài liệu ghi là 1 phương = 1/2 hộc, tức khoảng 30 lít
  • 1 giạ = thời Pháp được quy định là 40 lít khi đong gạo nhưng cũng có khi chỉ là 20 lít cho một số mặt hàng[11]
  • 1 túc = 3⅓ micrôlít
  • 1 uyên = 1 lít

6.2 Đơn vị đo thể tích cổ của Trung Quốc

Trong các đơn vị đo dung tích ngày xưa của Việt Nam, phần lớn bắt nguồn từ các đơn vị đo cổ của Trung Quốc và phổ biến chúng ta thường được biết đến là các đơn vị đo thể tích dưới đây

  • 1 thạch (市石, dan) = 10 đẩu/đấu = 100 lít
  • 1 đẩu/đấu (市斗, dou) = 10 thăng = 10 lít
  • 1 thăng (市升, sheng) = 10 hộc = 1 lít
  • 1 hộc (合, ge) = 10 chước = 0,1 lít
  • 1 chước (勺, shao) = 10 toát = 0,01 lít
  • 1 toát (撮, cuo) = 1 ml = 1 cm³

6.3 Bảng đơn vị đo thể tích cổ của Nhật Bản

Mặc dù so sánh chữ hán chúng ta có thể thấy một số đơn vị đo thể tích của Nhật Bản giống với chữ hán của Trung Quốc, bởi chữ hán sử dụng ở Nhật Bản cũng có gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, dù cùng là 1 đơn vị thể tích nhưng ở Nhật và Trung vẫn có khác nhau

Unit Shou Hệ mét Hệ đo lường Mỹ Hệ đo lường quốc tế
Romaji Kanji Mili lít (mL) Lít (L) Fluid
Ounce
Pint Gallon Fluid
Ounce
Pint Gallon
Sai 1/1000           1,804 0,001804 0,061 0,003812 0,0004765 0,06349 0,003174 0,0003968
Shaku 1/100           18,04 0,01804 0,6100 0,03812 0,004765 0,6349 0,03174 0,003968
Gou 1/10           180,4 0,1804 6,100 0,3812 0,04765 6,349 0,3174 0,03968
Shou 1 1804 1,804 61,00 3,812 0,4765 63,49 3,174 0,3968
To 10 1804 x 104 18,04 610,0 38,12 4,765 634,9 31,74 3,968
Koku 100 1804 x 105 180,4 6100 381,2 47,65 6349 317,4 39,68

Dụng cụ đo thể tích phổ biến nhất hiện nay là các đồng hồ đo nước, trong đó có các dạng đồng hồ cơ và đồng hồ nước điện tử. VimiTech là đơn vị cung cấp thiết bị đo với nhiều chủng loại khác nhau

4.9/5 - (11 bình chọn)

Hotline

Mr. Đạo
Mr. Đạo 0972881852
Liên hệ
"