Các đơn vị đo áp suất và cách quy đổi đơn vị

Đơn vị đo áp suất

Áp suất là đại lượng vật lý luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Có rất nhiều đơn vị đo được sử dụng để thể hiện độ lớn của áp suất như: Bar, Psi, Pa, MPa,… Vậy đơn vị đo áp suất là gì? Có những loại đơn vị đo áp lực nào? Cùng Vimitech.vn tìm hiểu về cách kiến thức xoay quanh chủ đề này qua bài chia sẻ dưới đây nhé!

1. Đơn vị đo áp suất là gì?

Trước hết chúng ta đi vào tìm hiểu định nghĩa áp suất là gì?

Đơn vị đo áp suất là gì? Áp suất hay còn có tên tiếng anh là Pressure là đại lượng thể hiện lực tác dụng trên một đơn vị diện tích theo chiều vuông góc với vật thể. Hay nói một cách đơn giản hơn thì áp suất được hiểu là lực tác động với bề mặt vật tạo thành một góc vuông.

Vậy từ đây chúng ta có thể suy ra định nghĩa về đơn vị đo áp suất. Đơn vị đo áp suất hay còn được gọi là đơn vị đo áp lực là đơn vị dùng để xác định độ lớn của áp suất, từ đó giám sát kiểm soát được áp suất tác động lên vật thể.

Trên thực tế có rất nhiều đơn vị đo áp khác nhau như: Pa, mbar, Bar, Psi,… Ở mỗi vùng miền khu vực sẽ sử dụng các đơn vị đo khác nhau và các đơn vị này đều có khả năng chuyển đổi đơn vị tương đương.

2. Nguồn gốc của sự đa dạng đơn vị đo áp suất

Nguồn gốc của sự đa dạng đơn vị đo áp suất

Chúng ta thường bắt gặp các đơn vị đo áp lựcđược in trên các thiết bị cảm biến áp suất, đồng hồ đo áp suất,… Dựa trên quy định về đo lường của mỗi quốc gia mà các thiết bị đo áp suất sẽ áp dụng những tiêu chuẩn đo khác nhau. Hiện nay các khu vực lớn đã tạo ra những đơn vị áp suất điển hình như Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Mỗi khu vực sẽ có một quốc gia đại diện cho việc sáng tạo ra các đơn vị này.

  • Bắc Mỹ: Quốc gia điển hình cho khu vực này là Mỹ. Mỹ là một quốc gia dẫn đầu về sự phát triển của kinh tế và các ngành công nghiệp. Đây cũng là nước đi đầu trong việc tạo ra các đơn vị đo. Quốc gia này được xem là cường quốc đại diện cho đơn vị đo áp Psi.
  • Châu Âu: Châu Âu là một trong những tổ chức đa quốc gia có nhiều nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới như Anh, Pháp, Đức,.. Các nước này không chỉ vượt trội về kinh tế mà còn có nền khoa học kỹ thuật phát triển hàng đầu. Chính yếu tố này đã tạo tiền đề cho các đơn vị đo áp lực ra đời ở Châu Âu. Ở khu vực này đơn vị đo được sử dụng phổ biến nhất là Bar, mBar,..
  • Châu Á: Đại diện cho các nước Châu Á là Nhật Bản, đây cũng là quốc gia nằm trong khối kinh tế lớn G7. Các đơn vị đo được sử dụng ở khu vực này như: Mpa, KPa, Pa

3. Một số đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến

Một số đơn vị đo áp suất được sử dụng phổ biến

3.1 Đơn vị đo áp bar

Bar là đơn vị đo được sử dụng phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Đơn vị đo này được giới thiệu bởi nhà khí tượng học Vilhelm Bjerknes người Na Uy. Đây cũng chính là người tiên phong cho dự báo thời tiết ngày nay. Bar là đơn vị được công nhận hợp pháp tại Châu Âu nhưng không thuộc trong hệ thống đo lường quốc tế (SI).

Một số đơn vị tương đồng thường được sử dụng cùng với bar như mbar, Kbar…

3.2 Đơn vị đo áp suất Psi

PSI là viết tắt của Pounds per square inch. Đây là đơn vị đo được sử dụng ở Bắc mỹ hay tiêu biểu hơn là Mỹ. Đơn vị đo này khi được quy đổi sang Bar tương ứng với: 1Psi=0.0689 Bar. Đơn vị đo này thường được sử dụng để đo lường và kiểm soát áp suất khí nén, áp suất thủy lực. Ngoài ra nó cũng được sử dụng như một thước đo về độ bền bằng lực kéo.

3.3 Đơn vị đo áp Pa

Pa hay còn gọi là Pascal là đơn vị đo áp suất có lịch sử lâu đời nhất, tên của đơn vị đo áp này được lấy theo tên của nhà vật lý học người Pháp Blaise Pascal. Mặc dù đơn vị đo này có nguồn gốc xuất xứ từ Pháp nhưng đơn vị Pa lại được sử dụng phổ biến ở Châu Á. Đơn vị này được ứng dụng vào các ngành công nghiệp và xây dựng như: sản xuất thép, xử lý nước thải, sản xuất điện,…

Đơn vị đo áp Pa được tính bằng 1 Newton lực tác dụng lên một bề mặt có diện tích 1m2 (1 Pa +1 N/m²). Áp suất của đơn vị này rất nhỏ, áp suất của 1Pa chỉ bằng áp lực của 1 đồng xu đặt trên bàn.

Kpa hay là viết tắt của KiloPascal  là đơn vị đo lường cùng hệ với Pa. Về bản chất vì đơn vị Pa tương đối nhỏ nên KPa tạo ra nhằm giải quyết vấn đề với các giá trị đo quá lớn khi dùng đơn vị Pa

Quy đổi đơn vị:  1 Kpa = 1000 Pa

Ngoài Kpa thì đơn vị MPa cũng được sử dụng khá phổ biến: 1 MPa = 1.000 Kpa = 1.000.000 Pa

3.4 Đơn vị đo áp suất atm

Atm hay là viết tắt của Standard atmosphere) là đơn vị đo áp lực không nằm trong hệ thống đo lường quốc tế SI, nhưng đơn vị này được Hội nghị toàn thể về cân đo thứ 10 thông qua. Đơn vị đo của 1 atm sẽ tương đương với áp suất của thủy ngân cao 760mm tại nhiệt độ 0°C (tức 760 Torr) dưới gia tốc trọng trường là 9,80665 m/s². Đơn vị đo này thường được ứng dụng để đo lường áp suất khí quyển

1 atm = 101325 Pa và 1 atm = 1 bar.

3.5 Đơn vị đo áp (Kgf/cm2)

Kgf/cm2 là đơn vị đo áp suất được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Nó được sử dụng rộng rãi không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nước Châu Mỹ và Châu Á. Đơn vị đo áp lực này thường được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: thực phẩm, dược phẩm, đồ uống, nhà máy,…

4. Quy đổi đơn vị đo 

4.1 Chuyển đổi đơn vị Bar

Đổi bar theo áp suất

1 bar = 1.02 at (technical atmosphere)

1 bar = 0.99 atm 

Đổi đơn vị bar và PSI (hệ thống cân đo lường)

1bar = 0.0145 Ksi 

1bar = 14.5 Psi 

1bar = 2088.5 

Đổi bar theo “thủy ngân”

1bar = 750 Torr 1bar = 75cmHg
1bar = 29.5 inHg 1bar  = 750mmHg

Đổi bar theo hệ mét

1bar = 0.1 Mpa  1bar = 1.02 kgf/cm2 1bar = 100 kPa 
1bar = 1000 hPa  1bar = 1000 mbar  1bar  = 100000 Pa 

Đổi bar theo “cột nước”

1bar = 10.19 (mH2O) 1bar = 401.5 (inH2O) 1bar = 1019.7 (cmH2O)

4.2 Chuyển đổi đơn vị Psi

1 Psi = 68.95 mBar 1 Psi = 0.0689 Bar 1 Psi = 0.0681 Atm 1 Psi = 6895 Pa 1 Psi = 6.895 kPa
1 Psi = 0.006895 MPa 1 Psi = 703.8 mmH20 1 Psi = 27.71 in.H20 1 Psi = 51.715 mmHg 1 Psi = 51.715 mmHg

4.3 Chuyển đổi đơn vị Pascal

1 Pa = 0.000145 PSI 1 Pa = 0.01 mBar 1 Pa = 0.00001 Bar
1 Pa = 0.0001 atm 1 Pa = 0.001 kPa 1Pa = 0.000001 Mpa

4.4 Bảng quy đổi  đơn vị đo áp suất

Đơn vị đo áp suất khí quyển

Rate this post

Hotline

Mr. Đạo
Mr. Đạo 0972881852
Liên hệ
"