Đối với người tiêu dùng Việt Nam thì tiêu chuẩn ROHS còn khá xa lạ. Đây là quy định bắt buộc được ban hành bởi Nghị Viện Châu Âu trước khi xuất khẩu bất cứ một sản phẩm điện tử nào sang thị trường này. Cùng Vimitech tìm hiểu về tiêu chuẩn ROHS là gì qua bài chia sẻ dưới đây nhé
Mục lục
- 1 Tiêu chuẩn ROHS là gì?
- 2 Những chất độc hại được quy định theo tiêu chuẩn ROHS
- 3 Phương pháp kiểm tra chứng nhận ROHS
- 4 Những nhóm thiết bị áp dụng tiêu chuẩn ROHS
- 5 Các yêu cầu của Việt Nam về tiêu chuẩn ROHS
- 6 Lợi ích tiêu chuẩn ROHS đem tới
- 7 Tiêu chuẩn REACH là gì?
- 8 Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn ROHS và tiêu chuẩn REACH
Tiêu chuẩn ROHS là gì?
Tiêu chuẩn ROHS là viết tắt của Restriction Of Hazardous Substances là tiêu chuẩn hạn chế một số chất nguy hiểm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hạn chế tác động xấu tới môi trường. Hiện nay tiêu chuẩn ROHS là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu một số sản phẩm sang các thị trường Châu Âu.
Các sản phẩm được gắn mác đạt tiêu chuẩn ROHS nghĩa là sản phẩm hoàn toàn thân thiện với môi trường. Tiêu chuẩn này cũng góp phần hạn chế việc thải ra các chất độc hại từ các thiết bị điện tử cũng đặt ra mục tiêu về việc tái chế các rác thải điện tử.
ROHS tính đến thời điểm hiện tại có 3 phiên bản. Các phiên bản sau ra đời nhằm mục đích cải thiện những chỉ tiêu còn thiếu hoặc phát sinh trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn vào thực tiễn sản xuất. ROHS 2 được ban hành bởi Nghị viện Châu Âu vào tháng 07/2011, ROHS 2 đã mở rộng phạm vi so với ROHS ban đầu bao gồm tất cả các sản phẩm điện, điện tử.
ROHS 3 (hoặc Chỉ thị 2015/863) có hiệu lực từ ngày 22/7/2019 bổ sung thêm 4 chất bị hạn chế (phthalate) vào danh sách ban đầu.
Những chất độc hại được quy định theo tiêu chuẩn ROHS
Theo tiêu chuẩn ROHS một số chất độc hại bị hạn chế sử dụng cụ thể sau đây:
Chì (Pb) | Thường được dùng để sản xuất PIN, màn hình máy tính, tivi,.. | Nhỏ hơn 0,1% khối lượng |
Thủy ngân (Hg) | Sản xuất đèn huỳnh quang, mạ nhôm, bản mạch in | Nhỏ hơn 0,1% khối lượng |
Cadmium (Cd) | Dùng để sản xuất các hợp kim hàn, chất nhuộm, hệ thống cảnh báo, pin Cadmium mạ điện | Nhỏ hơn 0,1% khối lượng |
Crôm (Cr 6+ ) | Crom hóa trị 6 được sử dụng để sản xuất sơn nhựa, thép không gỉ, kỹ thuật in ảnh | Nhỏ hơn 0,1% khối lượng |
Polybrominated biphenyls (có kí hiệu là PBBs- là 1 hợp chất của brom) | Dùng để sản xuất các chất dẻo trong các thiết bị gia đình, sản xuất bọt dỏe.. | Nhỏ hơn 0,1% khối lượng |
Polybrominated Biphenyls ethers (có kí hiệu là PBDEs – là 1 hợp chất của brom) | Dùng để chế tạo các thiết bị gia dụng, bản mạch in, tụ điện | Nhỏ hơn 0,1% khối lượng |
Bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) | Được sử dụng để sản xuất màng bọc thực phẩm, chai, can, túi, bao gói,.. | Nhỏ hơn 0,1% khối lượng |
Butyl benzyl phthalate (BBP) | Thường được dùng để sản xuất các ống nhựa, thảm trải sàn, chất kế dính để sản xuất các vật liệu nhựa,.. | Nhỏ hơn 0,1% khối lượng |
Dibutyl phthalate (DBP) | được dùng để sản xuất sơn móng tay, phụ gia kết dính, mực in | Nhỏ hơn 0,1% khối lượng |
Diisobutyl phthalate (DIBP) | Dùng để sản xuất tụ điện, nhựa, sơn.. chất này làm tăng độ cứng của nhựa. | Nhỏ hơn 0,1% khối lượng |
Phương pháp kiểm tra chứng nhận ROHS
Để kiểm tra những sản phẩm có tuân thủ theo tiêu chuẩn ROHS không người ta thực hiện lần lượt việc chiếu các tia như: quang phổ huỳnh quang tia X (XRF), kiểm tra quang phổ hồng ngoại chuyển đổi Fourier (FTIR), kiểm tra Kính hiển vi điện tử quét (SEM)… Việc kiểm tra này thường tập trung vào bộ phận thân thiết bị, nơi có nguy cơ cao chứa các chất hạn chế theo tiêu chuẩn ROHS.
Những nhóm thiết bị áp dụng tiêu chuẩn ROHS
Các nhóm thiết bị thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn ROHS cụ thể như:
- Đồ gia dụng và các thiết bị điện như (tủ lạnh, nồi cơm điện, máy hút bụi, điều hòa, quạt…)
- Các thiết bị viễn thông công nghệ như: điện thoại, máy tính, máy fax
- Thiết bị tiêu dùng như: Loa đài, Tivi, máy nghe nhạc
- Thiết bị chiếu sáng như: đèn led, đèn huỳnh quang…
- Các công cụ điện tử như: máy khoan, máy đục, máy tiện,…
- Các thiết bị thể thao, đồ chơi như: máy chơi game, bóng, cầu lông,..
- Dụng cụ y khoa: máy trợ khí
- Máy chế biến tự động: Máy pha cà phê
- Dụng cụ quan sát như: mắt kính, camera, ống nhòm..
Các yêu cầu của Việt Nam về tiêu chuẩn ROHS
Bộ công thương đã ban hành 2 văn bản có liên quan đến tiêu chuẩn ROHS như sau:
- Thông tư 30/2011/TT-BCT Thông tư quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của một số hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử.
- Quyết định 4693/QĐ-BCT Quyết định 4693/QĐ-BCT năm 2011 đính chính Thông tư 30/2011/TT-BCT. quy định tạm thời về giới hạn hàm lượng cho phép của hóa chất độc hại trong sản phẩm điện, điện tử do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành.
Nhà nước luôn khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm đạt tiêu chuẩn ROHS để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như môi trường sống xung quanh.
Lợi ích tiêu chuẩn ROHS đem tới
Việc sử dụng các sản phẩm chứa các chất cấm theo tiêu chuẩn ROHS không những ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn gây những tác động xấu tới môi trường trong quá trình sản xuất và tái chế. Do đó việc áp dụng tiêu chuẩn ROHS đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số lợi ích mà tiêu chuẩn ROHS đem lại cụ thể như:
- Việc được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ROHS sẽ giúp hàng hóa của quý khách có thể cung cấp tới các thị trường tiềm năng như Châu Âu. Ngoài ra chứng chỉ này cũng giúp hàng hóa dễ dàng cung cấp cho nhiều thị trường khác.
- Giúp doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững. Đảm bảo đáp ứng những tiêu chí của tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện những khuyết điểm trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm
- Chung tay xây dựng một môi trường sống sạch đẹp, giảm thải các rác thải điện tử.
Tiêu chuẩn REACH là gì?
Tiêu chuẩn REACH là viết tắt của Register (đăng ký), Evaluation (đánh giá), Authorization (cấp phép), Restriction (hạn chế). Đây là một hệ thống có nhiệm vụ đăng ký, đánh giá, cấp phép cho các sản phẩm chứa hóa chất hoặc có nguy cơ gây hại cho cơ thể con người. Tiêu chuẩn này được Liên Minh Châu Âu ban hành và áp dụng cho các sản phẩm lưu hành trên thị trường này.
REACH được đặt ra nhằm đánh giá mức độ nguy hại của các sản phẩm được lưu hành trên thị trường. Đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn ROHS và tiêu chuẩn REACH
Cả hai tiêu chuẩn ROHS và tiêu chuẩn REACH đều quy định về việc hạn chế chất độc hại trong các sản phẩm. Các tiêu chuẩn này buộc nhà sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phải đảm bảo sản phẩm của mình không chứa hóa chất gây hại cho con người.
Tiêu chuẩn ROHS nhằm mục đích hạn chế các chất độc hại còn tiêu chuẩn REACH đảm bảo việc sử dụng các chất hóa học không ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Hàng hóa muốn xuất khẩu sang thị trường EU thì đều phải đảm bảo đạt hai tiêu chuẩn này.
Bài viết liên quan
Đọc nhiều nhất
Tiêu chuẩn ROHS là gì? 6 chất độc hại theo...
09/11/2022
1144 views
Công suất tiêu thụ là gì? Công thức tính công...
13/01/2023
1039 views
Các đơn vị đo áp suất và cách quy đổi...
13/01/2023
980 views
Báo giá đồng hồ nước DN25 | Giá tốt số...
17/02/2023
948 views
Cấu tạo của tụ điện như thế nào?
06/02/2023
923 views
5W1H 5W2H 5W1H2C5M là gì. Ai nên dùng
08/11/2023
820 views
Tiêu chuẩn FDA là gì? Thủ tục xin cấp chứng...
09/11/2022
776 views
Vì sao nói lực là một đại lượng vectơ?
11/02/2023
775 views